Nói đến nguồn gốc ra đời của vải phải xét từ lịch sử hình thành của chúng. Theo đó, vải dệt được phát triển đầu tiên trong một hang động ở Peru. Được dệt từ các sợi thực vật từ khoảng 8.000 năm trước Công nguyên. Cũng có bằng chứng, việc sản xuất vải lanh ở Ai Cập cổ đại từ 5.500 trước Công nguyên. Ở Ấn Độ, kỹ thuật kéo sợi bắt nguồn từ năm 3.000 trước Công nguyên.
Cùng với sự phát triển của thị trường công nghiệp may, ngoài sợi vải tự nhiên, sợi nhân tạo đã ra đời và đáp ứng các nhu cầu đa dạng trên thị trường hiện nay. Hôm nay hãy cùng Nam Hải tìm hiểu về các chất vải phổ biến nhất hiện nay và chúng được ưa chuộng như thế nào trong thị trường.
Giới Thiệu Sơ Bộ Các Chất Liệu Vải
Vải là một loại vật liệu bao gồm các lưới sợi nhân tạo tổng hợp hoặc tự nhiên. Những sợi này thường được gọi là sợi chỉ. Sợi tự nhiên là loại sợi được làm từ một số loại cây như bông, lanh, dầu gai. Một số khác được làm từ kén tằm hoặc lông động vật.
Sợi tự nhiên có tính chất mềm, đều sợi có khả năng thấm hút cao. Các loại sợi tự nhiên thường rất thân thiện với da người, không gây dị ứng. Ngoại lệ đối với những trường hợp bị dị ứng với lông động vật. Hầu hết các sợi tự nhiên không hoà tan trong nước. Đặc điểm nổi bật là bền với kiềm nhưng dễ bị ăn mòn bởi Acid và không sợ mối mọt.
Sợi tổng hợp là loại sợi sau khi khai thác khoáng sản dầu mỏ về xử lý, sau đó chứng cất…kéo sợi rồi tạo thành. Nhược điểm của loại sợi này chính là khả năng thấm hút kém, nhưng giữ ấm tốt vào mùa đông. Bên ngoài trơn bóng mềm và mịn.
Các Loại Vải Phổ Biến Sử Dụng Trong May Mặc
Ngày nay việc may mặc trở nên phổ biến với nhu cầu trên thị trường rất cao. Ngoài các loại vải tự nhiên như lụa, gấm khá cao cấp, giá thành cao thì nhiều loại vải được lựa chọn như: vải kaki, vải len, vải ren,vải lanh, vải kate.
Đặc biệt, các loại vải nhân tạo mang đến sự mát mẻ, thanh thoát cho người sử dụng. Tuỳ vào từng mùa cũng như phong cách khác nhau mà quý khách hàng nên tư vấn để lựa chọn dòng chất liệu vải sao cho phù hợp nhất.
Các Loại Vải Phù Hợp Cân Mọi Outfit
Mùa hè là thời điểm bức bối, khó chịu do đó đòi hỏi sử dụng các loại vải mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Dưới đây là một số dòng vải được ưa chuộng trong những ngày hè nóng bức:
🍀 Vải kaki
🍀 Vải cotton
🍀 Vải len
Xem thêm: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt
1/ Vải Cotton
Vải cotton là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên tạo ra từ cây bông và một số chất bảo quản bằng hóa học. Nó có đặc điểm nhẹ, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn cao, giặt nhanh khô. Thường ưa chuộng để may áo thun đồng phục học sinh hoặc lao động. Bên cạnh đó còn thúc đẩy cho sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam. Cotton hiện nay cũng là một trong các loại vải trên thị trường hiện rất được ưa chuộng.
✅✅ Quy Trình Sản Xuất Vải Cotton
Bước 1: Thu hoạch và phân loại
Giai đoạn thu hoạch bông chủ yếu diễn ra vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm. Thông thường một mùa trồng bông sẽ phải thu hoạch 3 lần vì quả bông ra từng đợt và nó chín thành nhiều phần khác nhau. Sau khi thu hoạch quả bông sẽ được tách ra để lấy xơ, rồi xơ bông sẽ được chia thành các loại khác nhau. Cuối cùng là đem đi phơi khô.
Bước 2: Sơ chế xơ bông
Xơ bông sau khi được phơi khô sẽ được vận chuyển và đem về khu vực sơ chế để xé sơ và làm sạch. Sau khi quá trình xé sơ hoàn tất thì tiến hành nấu bằng lò hơi rồi lọc sạch các tạp chất như nito, pectin hoặc là axit.
Bước 3: Kéo sợi xơ
Sau khi được nấu xong nó sẽ có dạng lọc, ta sẽ tiến hành pha thêm với chất hoá học để làm cho xơ tạo dạng xệt. Rồi đem hỗn hợp đó đi kéo sợi bằng máy, qua nhiều công đoạn kéo ta sẽ tạo ra được sợi cotton.
Bước 4: Quá trình dệt vải
Sau khi có sợi cotton ta sẽ áp dụng phương pháp đan các sợi ngang và dọc để tạo thành vải cotton
Bước 5: Nhuộm vải
Sau khi vải dệt xong đem đi làm sạch trắng nhất có thể để cho khả năng thấm màu tốt nhất. Vải được đưa vào thùng chứa màu ngâm từ 2 đến 7 ngày tùy theo từng chất lượng vải sau đó được đem đi giặt và wash để cho vải đảm bảo không ra màu và làm sạch các tạp chất.
2/ Vải Kaki
Là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Có độ cứng và dày hơn nên phần lớn được sử dụng may đồng phục công sở, hoặc đồng phục quán cà phê.
✅✅ Quy trình sản xuất vải kaki
Vì vải kaki được dệt từ sợi tự nhiên và sợi tổng hợp nên quy trình sản xuất của nó cũng gần như tương tự vải cotton nhưng khác là có sự kết hợp thêm từ loại sợi tổng hợp.
✅✅ Đặc điểm của vải kaki
Ưu điểm: may được nhiều loại trang phục, độ bền cao, không xù lông, không nhăn hoặc ít nhăn trong quá trình sử dụng và dễ chịu khi mặc.
Nhược điểm: độ co giãn không được cao, thành phần cotton càng nhiều vải càng đắt tiền.
✅✅ Ứng dụng vải kaki
Lĩnh vực thời trang – may mặc: may đồng phục bảo hộ, quần tây, trang phục công sở, áo khoác vải kaki, túi ví.
Lĩnh vực nội thất – gia dụng: vỏ bọc gối trang trí, vỏ bọc sofa.
3/ Vải Len
Là loại vải được làm từ lông động vật như cừu, dê,…Trong đó lông cừu là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần chính của sợi len là keratin hay còn gọi là xơ len chiếm đến 90% ngoài ra còn có các loại phụ phẩm để chống ẩm mốc.
Ưu và nhược điểm của vải len
Ưu điểm:
✔️ Vải có chất liệu mềm mại, ít nhăn, sử dụng thấy thoải mái
✔️ Độ co giãn và đàn hồi lớn. ‘
✔️ Khả năng hút ẩm cao
✔️ Có khả năng cách nhiệt, cách ẩm tốt
✔️ Khó bị cháy
✔️ Dễ dàng khi nhuộm
Nhược điểm:
⭕️ Gặp môi trường kiềm dễ bị hư hỏng
⭕️ Dễ ám mùi
⭕️ Giặt lâu khô
Cách phân biệt các loại vải len.
Nếu nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy bề mặt vải len thường hay xù lông. Khi sờ vào sẽ thấy chất vải hơi cứng và dày, vò mạnh bằng tay sẽ thấy bề mặt vải không bị nhăn lại.
Cách nhận biết bằng nhiệt là dùng lửa đốt. Len rất khó bắt cháy, khi đốt sẽ có mùi khét, tro đen và dễ bóp vụn.