Vải voan đã có mặt từ rất lâu đời nhưng cho đến nay chất liệu vẫn chưa bao giờ mất đi vẻ quyến rũ của chính nó. Mềm mại và nhẹ nhàng tựa Chiffon. Quyến rũ và kiêu sa tựa như lụa, thoát ẩn thoát hiện như vải lưới. Tất cả đã tạo nên một chất liệu voan hoàn chỉnh. Phái đẹp rất ưa chuộng vải voan bởi vẻ bay bổng, nhẹ nhàng, mang lại từng bộ trang phục. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua và đã đôi lần sử dụng loại vải đặc biệt này rồi phải không? Tuy nhiên để nắm rõ kiến thức hơn về chất liệu, mời các bạn cùng công ty TNHH Nam Hải tham khảo thêm về vải voan là gì?
Cấu tạo và đặc điểm của vải voan là gì?
Chất liệu vải voan được làm từ sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester. Phổ biến nhất được tạo ra bằng cách sử dụng polyester do chi phí thấp và độ bền cao cũng như khả năng chống ố tốt. Độ mềm mỏng của vải voan được đánh giá cao hơn vải kate. Vải voan mỏng, nhẹ, thích hợp với những ai đang tìm kiếm chất vải thanh lịch, nữ tính. Ngày trước vải voan thường được dùng để làm màn che muỗi hoặc các tấm lưới che mặt. Nhưng ngày nay, chất liệu đã được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống.
Bên cạnh thành phần chủ yếu là polyester, voan cũng có thể làm từ các sợi tự nhiên như cotton, lụa. Voan lụa sở hữu độ bóng, mịn, nhẹ và bền bỉ với thời gian. Hầu hết các sợi vải làm nên voan đều có thể nhuộm gần như bất kỳ màu nào. Nhưng nhuộm các sợi tổng hợp polyester lên màu chuẩn và nhanh chóng hơn bởi sợi nhân tạo có thể chịu được nhiệt độ cao.
Nguồn gốc và sự phát triển của vải voan từ đâu?
Vải voan có một lịch sử lâu dài, xuất phát từ những thế kỷ trước trong ngành dệt. Tên gọi Voan được cho là bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ đại. Được biết đến là một trong những loại vải truyền thống từ châu Âu. Chất vải này nhanh chóng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Vải voan được làm từ tơ lụa, tạo ra sản phẩm cuối cùng mềm mại và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và chi phí thấp hơn, người ta sau đó chuyển sang sử dụng các loại sợi khác như cotton và rayon để sản xuất vải voan. Quá trình dệt và hoàn thiện vải voan thường yêu cầu các kỹ thuật đặc biệt để cho nó giữ được độ mỏng và trong suốt.
Van thường được sử dụng trong trang trí nội thất và thời trang, có thể theo dõi nguồn gốc của nó từ những bức tranh và tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Đến thế ký 19, voan trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc làm rèm cửa và bức bình phong. Tạo ra không gian ấm áp và thoải mái trong các ngôi nhà.
Ngày nay vải voan tiếp tục thể hiện sức hút với những người làm thời trang và trang trí. Đồng thời là biểu tượng của sự nhẹ nhàng và tinh tế trong ngành dệt. Sự linh hoạt và đa dạng của nó giúp vải voan không chỉ giữ vững trong thế giới truyền thống mà còn là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo trong thiết kế hiện đại.
Quy trình sản xuất nên chất vải voan mềm mại
Quy trình sản xuất vải voan phụ thuộc vào chất liệu mà chúng sử dụng trong thành phần. Chẳng hạn, voan được dệt từ sợi tơ tằm thì cần trải qua công đoạn sản xuất sợi này như nhân giống tằm, làm mềm kén. Hay voan được làm từ sợi polyester thì chúng được tổng hợp sợi hoàn toàn bằng hoá chất và thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Sau khi dệt thành tấm vải voan, người thợ dệt cần phải đặt trên một bề mặt trơn để các đường khâu có thể thực hiện hoàn hảo. Mảnh vải voan được kẹp giữa hai tấm giấy và được giữ lại với nhau để việc cắt vải được diễn ra suôn sẻ.
Sau đó tấm vải voan được tách cẩn thận khỏi tấm giấy và kiểm tra độ dày, độ đàn hồi, và màu sắc của vải để đảm bảo chất lượng cuối cùng. Vải sẽ được cắt thành các cuộn hoặc tấm phù hợp với ứng dụng cụ thể và được đóng gói và chuẩn bị để xuất khẩu hoặc sử dụng trong sản xuất nội địa. Vải voan được đóng gói cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại giúp tạo nên những tác phẩm voan với chất lượng và sự tinh tế.
Ứng dụng linh hoạt của vải voan
Với tính chất đặc biệt của mình, vải voan có khả năng ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong ngành thời trang, chất liệu voan được sử dụng để may các loại trang phục khác.
Voan thích hợp cho cả những thiết kế và sang trọng. Vải voan được sử dụng trong trang trí nội thất như làm rèm cửa, màn chụp, bộ trang trí bàn ghế. Tất cả đều mang đến không gian sống thanh lịch và dịu dàng.
⭐️⭐️ Trong lĩnh vực thời trang
Vải voan đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực trang trí thời trang. Nhờ tính chất mềm mại nhẹ nhàng và trong suốt, vải voan mang đến vẻ đẹp tinh tế và nữ tính cho các thiết kế.
Vải voan khá đơn giản và rất dễ dàng tạo các kiểu cách, xếp ly vừa đơn giản nhưng lại rất đẹp mà trong ngành thời trang may mặc luôn khai thác.
Thông thường các loại vải voan thường được sản xuất tạo ra các trang phục thời trang như: Váy, đầm, khăn choàng đầu cho cô dâu, áo, khăn che bụi cho mũ và nón.
⭐️⭐️ Trong đời sống hàng ngày
Với sự mềm mại và nhẹ nhàng của chất liệu vải voan sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để thiết kế các rèm cửa. Vải voan có nhiều hoa văn rất đẹp, rèm cửa được làm từ vải voan sẽ có độ mềm mại, có độ rũ xuống.
Rèm cửa vải voan vừa tạo sự nhẹ nhàng tinh tế, lộng lẫy làm nổi bật căn nhà và giúp căn phòng, ngôi nhà trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.
Những ưu nhược điểm còn hiện hữu ở vải voan
Ưu điểm
✅ Cấu tạo thẩm mỹ cao tạo sự thanh mảnh, nhẹ nhàng cho người phụ nữ.
✅ Trọng lượng vải nhẹ, chất vải thoải mái, tiện lời mọi hoàn cảnh
✅ Thiết kế đơn giản nhưng sang trọng. Phù hợp nhiều phong cách nữ tính
✅ Nhiều màu sắc, nhiều hoạ tiết và in thêu đa dạng, thiết kế cầu kỳ tỉ mỉ.
✅ Hoạ tiết được thiết kế tỉ mỉ tạo sự sang trọng và tinh tế
Nhược điểm
⭕️ Chất vải mỏng, trong nhiều trường hợp sẽ bị coi là nhạy cảm
⭕️ Vải voan dễ bắt lửa không phải là lựa chọn cho hoạt động hàng ngày của các con.
⭕️ Khó vệ sinh, những vết bẩn để lâu không vệ sinh dường như sẽ bám lại vĩnh viễn
⭕️ Chất vải trơn – mỏng thách thức mọi kỹ thuật dùng máy cắt vải.
⭕️ Độ bền không được cao so với các chất vải quốc dân khác. Vải mỏng nhẹ, dễ rách và sờn vải.
⭕️ Độ co giãn hạn chế, phải cẩn thận trong quá trình sử dụng.
Lời kết
Qua bài viết trên, Công ty thu mua vải tồn kho Nam Hải đã nêu lên một vải đặc điểm nổi bật của chất vải voan hay định nghĩa vải voan là gì?
Như các bạn đã thấy thật ra chất vải voan có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm, phù hợp cho một số trường hợp nhất định. Không phù hợp cho cuộc sống hàng ngày
Bên cạnh đó Nam Hải cũng có dịch vụ thu mua vải tồn kho thu mua vải voan giá cao. Hiên nay mức giá Nam Hải đang đưa ra để thu mua thanh lý vải voan là 45.000 – 180.000 đ/kg. Mức giá khá cao so với thị trường chung. Nhưng Nam Hải chúng tôi biết cách nâng giá trị của Vải Voan lên một tầm cao khác.
Các dịch vụ khác của chúng tôi: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt