Vải đay được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với con người và môi trường. Mặc dù các sản phẩm làm từ vải đay được sử dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn có nhiều bạn không biết vải đay là gì? Nguồn gốc vải đay làm từ đâu? Nếu như các bạn đang thắc mắc điều này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Vải đay là gì?
Vải đay hay còn có tên gọi khác là vải bố hay vải hessian và cũng được gọi là vải gunny. Chúng được làm từ xơ của vỏ cây đay. Cây đay mọc chủ yếu ở Ấn Độ, thân cây cao hơn 10 feet. Về năng suất, cứ mỗi hecta thường thu về khoảng 2 tấn sợi đay. Sợi đay thường dài khoảng 1-4m, đường kính sợi từ 17 – 20 micromet. Sợi đay là loại sợi thực vật được cho là nhiều nhất trong tự nhiên, chỉ đứng sau bông về số lượng sản xuất.
Vải sợi đay được dệt từ sợi đay có cấu trúc khá bền chặt, bề mặt tuy thô nhưng mang nhiều tính năng vượt trội của loại vải tự nhiên chẳng hạn như có khả năng hút ẩm tương đối, ít hấp thụ nhiệt, chống tĩnh điện tốt.
Vải đay sản xuất ở đâu?
Bangladesh và Tây Bengal ở Ấn Độ là các nhà sản xuất đay chính của thế giới. Ở Ấn Độ và Bangladesh, khoảng 4 triệu nông trại với 20 triệu người kiếm sống từ việc trồng đay. Trong khi hàng trăm người làm việc trong lĩnh vực sản xuất đay.
Sản xuất đay biến động, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thiết tiết và giá cả. Sản lượng hàng năm dao động từ 2,3 đến 2,8 triệu tấn. ngang bằng với len. Ấn Độ sản xuất 60% đay của thế giới, Bangladesh chiếm phần lớn còn lại. Bangladesh xuất khẩu khoảng một nửa là xơ thô, và một nửa là các mặt hàng sản xuất. Ấn Độ chỉ xuất khẩu 200.000 triệu tấn sản phẩm đay, phần còn lại được tiêu thụ trong nước.
Phân biệt các loại vải đay?
Vải sợi đay có 3 loại đó là vải đay trắng, vải đay Tossa và vải đay Mesta đay. Chi tiết 3 loại vải như sau:
Vải đay trắng
Vải đay trắng được dệt từ thân cây đay trắng, màu sắc vải cũng giống như tên gọi thường có màu trắng hoặc ngà. Dùng để may quần áo cho người Ấn Độ xưa. Loại vải này có độ bền kém hơn laoij vải đay khác.
Vải đay Tossa
So với 3 loại vải đay thì vải đay Tossa được sử dụng phổ biến nhất. Vải đay Tossa khá chắc chắn, độ bền cao cho nên các sản phẩm làm từ loại này khá bền. Vải đay Tossa có màu nâu sẫm, sợi đay cũng dài hơn so với 2 loại còn lại.
Vải đay mesta
Lai với đay trắng và đay Tossa là Mesta đay, cho nên màu sắc của loại vải này là màu nâu cà phê sữa, trung hoà màu sắc giữa 2 chất liệu. Vải này mới ra đời trong những năm gần đây nên chưa sử dụng rộng rãi bằng 2 loại trên.
Quy trình sản xuất vải đay
Cây đay thường phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, vì vậy chúng thường phát triển và được trồng nhiều ở Ấn Độ. Bangladesh hay các nước Đông Nam Á. Để có được vải đay, người trồng đay cần phải trải qua khá nhiều công đoạn như sau:
Người trồng đay sẽ bắt đầu gieo hạt từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 âm lịch. Hạt đay sẽ được gieo trồng với mật độ khá giày để cây mọc có thể đứng thẳng mà không phân tách thành nhiều nhánh. Đặc biệt, những cây đay càng cao, càng nhỏ sẽ cho ra chất lượng sợi đay để dệt vải tốt hơn.
Sau hơn 2 tháng trồng trọt và chăm sóc, cây đay sẽ được thu hoạch. Sau khi thu hoach xong, cây đay sẽ được bóc tách, loại bỏ hết phần lá và ngọn để đem đi phơi khổ từ 10 – 15 ngày. Sau khi phơi khô, cây đay sẽ được bẻ đôi, tách phần vỏ cây ra khỏi lõi, tẽ cây đan thành từng sợi nhỏ với mỗi sợi từ 8 – 12 sợi có chiều dài từ 1m trở lên. Sợi đay lúc này sẽ được đem bó thành từng bó, dùng chân dẫm lên hoặc giã để tróc đi lớp màng bọc ở bên ngoài, giúp sợi đay mềm hơn.
Kế tiếp, vỏ cây đay được tước thành từng sợi nhỏ và nối lại với nhau một cách khéo léo. Để không tạo thành các mấu ở chỗ nối thì 2 sợi đay sẽ được kết lại thật khéo léo dưới dạng bện dây. Lưu ý, sợi đay cần được nối dài và đều vì nó liên quan đến công đoạn dệt sợi sau này. Bước tiếp theo là người ta sẽ mắc các sợi đay vào máy quay để xoắn chúng thành từng cuộn. Lúc này, sợi đay còn có thể đem đi luộc trong nước tro làm tăng độ trắng.
Sau khi sợi đay được chuẩn bị xong, công đoạn dệt vải sẽ bắt đầu. Sợi đay mềm được đưa lên khung dệt. Khi dệt vải thì những nút nối sợi nằm ở mặt trên nên có thể phân biệt mặt phải, mặt trái của tấm vải. Công đoạn dệt vải đay có thể mất đến vài tháng trời, rất tốn thời gian và công sức.
Vải đay sau khi được dệt xong, gỡ ra khỏi khung dệt sẽ được đem đi luộc nước tro thêm một lần nữa cho đến khi mềm và trắng ra. Sau đó được đem đi giặt sạch và phơi khô. Công đoạn này được làm đi làm lại rất nhiều lần để vải trắng đẹp hơn. Cuối cùng, những tấm vải đay sẽ được lăn bằng khúc gỗ trên một bề mặt phẳng để làm mềm và khẳng tấm vải lại.
Các ưu điểm & nhược điểm của chất vải đay
Ưu điểm
-
- Chịu được khối lượng lớn như: Làm túi xách các đồ dùng cá nhân mà không lo bị đứt quai hay hư hỏng
- Hút ẩm tốt và thoáng khí: Khả năng hút ẩm tốt và thoáng khí tốt nên rất phù hợp mặc vào mùa hè.
- Độ bền cao
- Thân thiện với môi trường
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
-
- Phơi lâu khô
- Tuổi thọ không cao
- Bề mặt vải thô
- Không phù hợp với vật dụng cần bảo quản kín
- Có mùi đay đặc trưng
Lời kết
Vải đay là chất vải tự nhiên có độ bền cao, thân thiện với môi trường đặc biết giá thành khá rẻ phù hợp mọi túi tiền. Công ty thu mua vải Nam Hải chúng tôi nhận thu mua tất cả số lượng vải tồn kho bao gồm cả vải đay và các loại vải khác trên thị trường.
Trang web của Nam Hải cập nhật thông tin về giá cả vải và thị trường và tin tức vải mỗi ngày, hãy truy cập theo dõi Nam Hải thường xuyên tránh bỏ lỡ những deal hoa hồng hot nhất mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt