Từ trước tới nay cụm từ ” gấm vóc lụa là ” để chỉ vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa và đỉnh cao của sự sang trọng. Những quý ông quý bà khoác lên mình bộ trang phục tiền triệu hay thậm chí tiền tỷ nhưng vẫn cảm thấy nó xứng đáng không hề vô nghĩa.
Điều gì tạo nên những bộ cánh sang trọng đẩy giá trị của nó lên một con số không tưởng? Không chỉ nằm ở mẫu mã hay thiết kế, mà nó còn được quyết định bởi giá trị của tấm vải, giá trị của chất liệu vải tạo thành. Tại sao lại có những chất vải đắt đỏ đến lạ thường? Các quý khách hãy cùng theo chân Công ty Thu mua vải Nam Hải cùng tìm hiểu về top 7 chất liệu vải xa xỉ bậc nhất thế giới hiện nay.
1/ Vải Cervelt – Chất vải xa xỉ đến từ New Zealand
a) Cấu tạo
– Những sợi tơ được chiết từ bộ lông của những con hươu đỏ đến từ vùng đất New Zealand. Sau đó chúng được dệt thành tấm vải lớn gọi là chất vải Cervelt cao cấp, so sánh về chất lượng, sự mềm mại và ấm áp thì nó không thua bất kỳ chất vải nào.
– Loài hươu đỏ luôn phải chống chịu với những cơn rét thấu xương ở New Zealand và Scotland. Bởi vậy chúng sở hữu một bộ lông mỏng manh nhưng rất mềm mại và có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời.
– Theo như những thông tin được cha sẽ từ chính dân làm nghề, mỗi năm mỗi con hươu đỏ chỉ cung cấp khoảng 20g sợi lông tơ của chúng. Vì thế mà không quá bất ngờ khi giá thành của chất vải xa xỉ Cervelt này luôn thuộc top đầu thế giới.
– Trong quá khứ năm 2014, hãng thời trang đình đám xứ sở sương mù lúc ấy Harry’s of London cho ra mắt thị trường 100 đôi tất làm từ sợi Cervelt với giá thành không ngờ tới là 1.500$.
b) Ứng dụng thực tế
Sau đây là một số sản phẩm nổi bật được làm tự sợi Cervelt:
- Áo len và áo khoác dữ ấm
- Khăn choàng và khăn choàng cổ
- Quần áo thể thao và trang phục giữ ấm
- Phụ kiện thời trang túi xách, bóp nịt, găng tay, tất vớ
- Chăn, gối và grap giường
2/ Vải Vicuna – Chất vải xa xỉ đẳng cấp từ dãy Andes
a) Đặc điểm
– Chất liệu vải xa xỉ Vicuna là những sợi len chỉ được làm từ loại lạc đà không bướu tên Vicuna sống hoang dã ở dãy nũi Andes cao 3.000 – 5.000m so với mực nước biển.
– Đặc biệt hơn nữa loài lạc đà Vicuna đang bờ vực tuyệt chủng thế nên số lượng lông mà nó có thể cung cấp phải nó cực kỳ khan hiếm chỉ khoảng 300 – 500g mỗi năm.
– Chất vải xa xỉ này thoạt nhìn ban đầu có vẻ mỏng nhưng cực kỳ mịn. Có khả năng giữ ấm tuyệt vời chống trọi là thời tiết khắc nghiệt của vùng núi Andes.
b) Chất vải xa xỉ hiếm có
- Cấu tạo siêu mền mịn: Với cấu tạo đặc biệt tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho bộ lông của chúng. Tạo hình siêu mềm mịn hiếm cho chất vải nào sánh bằng
- Khả năng giữ ấm tuyệt vời: Mặc dù cấu tạo khá mỏng nhưng lại có khả năng giữ ấm gần như là không có đối thủ. Nhưng cũng vô cùng nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Đồ bền cao: Chất vải này có độ bền cao và khả năng bền màu tuyệt vời. Những sản phẩm làm từ vải Vicuna rất bền sử dụng lâu dài.
- Hiếm có và đắt đỏ: Như đã nói ở trên lông Vicuna rất hiếm và cực kỳ cẩn trọng trong quá trình thu hoạch lông của chúng. Vậy nên giá trị vô cùng đắt đỏ là điều không quá bất ngờ.
3/ Chất vải Shahtoosh – Loại len thượng hạng của người Ấn
Shahtoosh là một loại vải được làm từ sợi lông của loài linh dương antelope. Loài linh dương nhỏ sống ở vùng cao nguyên Tây Tạng, Ấn Độ và Pakistan. Sợi lông của loài này được biết đến với độ mịn và mền mại cao. Tạo nên chất vải mềm mịn, mỏng nhẹ ấm ấp.
Len shahtoosh được coi là ông hoàng của dòng len thượng lưu với chất liệu lên gần như là tuyệt đối. Những chiếc khăn choàng sang trọng và đắt đỏ có mức giá lên tới 5.000$.
Đặc biệt hơn nữa, chỉ có những bậc thầy thợ dệt ở vùng Kashmir mới có thể xử lý được chất liệu len này. Khiến nó càng trở nên đặc biệt hơn không khác gì các sản phẩm limited.
4/ Diamond chip – Chất vải xa xỉ có làm từ kim cương?
Vào những năm đầu của thập niên 2000, Công ty dệt Scabal đình đám nước Bỉ lúc bấy giờ đã cho ra đời chất vải đặc biệt ” lạ người ” cấu tạo từ vụn kim cương.
Sự phát minh này đã thay đổi ngành công nghiệp thời trang vải vóc lúc bấy giờ. Hiển nhiên Diamond chip trở thành loại vải đắt đỏ nhất lúc bấy giờ.
Với quy trình sản xuất đặc biệt cùng chất liệu quý hiếm như vàng 24k, vàng trắng, platinum, vụn kim cương và các loại đá quý khác. Ước tính 1m vải Diamond chip có thể lên tới 750$.
5/ Vải sợi Denim Nhật Bản – Giá trị của sự đơn giản
a) Hình thành và phát triển
– Đồ denim nói chung và quần jeans nói riêng là một trong những biểu tượng thời trang của nước Mỹ vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu 20. Sau đó xu hướng thời trang denim nhanh chóng lan ra khắp Châu Á, du nhập và phát triển mạnh ở Nhật Bản những năm 1950.
– Theo thời gian phong cách denim của Mỹ và Nhật phát triển theo 2 hướng khác nhau. Với công nghệ dệt may hiện đại của nước Mỹ họ đã chuyển sang dệt may để sản xuất số lượng lớn.
– Thế nhưng, Nhật Bản vẫn trung thành với phong cách truyền thống dệt nhuộm thủ công. Nhằm đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm cũng như tạo ra phong cách riêng của mỗi người thợ. Đó là lý do tại sao chất vải xa xỉ nước Nhật gọi tên Denim.
b) Sự đắt đỏ có xứng đáng?
Để lý giải về sự đắt đỏ trong các sản phẩm thời trang denim của Nhật Bản thì cần phải phân tích một vải yếu tố nhất định. Không phải khi không mà một chiếc quần jeans denim có thể lên tới hàng trăm hay hàng nghìn USD.
Giá trị vải denim
Về sự khan hiếm của bông trong sản xuất vải cotton cũng như vải denim như bông Zimbabwe, bông Pima khiến giá thành chất liệu vải ngày càng đắt đỏ hơn.
Một vải thương hiệu nổi tiếng như Tokyo Enterprises, Sumurai Jeans và The Flat Head họ tự sản xuất ra vải denim của riêng mình. Để giữ bí mật về thiết kế độc đáo thì họ không bán vải nguyên liệu ra ngoài thị trường.
Quy trình sản xuất chất vải xa xỉ khắt khe
Không áp dụng quy trình sản xuất hàng hoạt, chất vải denim đến từ Nhật Bản được hoàn toàn thủ công với yêu cầu kỹ thuật rất cao. Phần lớn quy trình sản xuất thời trang denim phụ thuộc vào tay nghề lao động. Đây là điều khác biệt của người Nhật so với thế giới.
Chi phí nhân công sản xuất
Lực lượng nhân công ở Nhật Bản chủ yếu là dân bản địa sành sõi trong nghề. Việc trả lương cho các nhân công này luôn cao hơn so với các lao động nhập cư từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao cùng với việc họ ngại lao động công việc tay chân.
Để sản xuất ra một sản phần từ vải denim cần một lực lượng nhân công có kỹ thuật cao trong nghề, có kinh nghiệm xử lý và đặc biệt là hoàn toàn quá trình đều làm thủ công. Đó là lý do tại sao vải denim Nhật trở thành chất vải xa xỉ trên thế giới.
6/ Lụa tơ sen Bermese – Chất vải xa xỉ dành cho quý tộc Myanmar
Lụa tơ sen là một trong những truyền thống trong văn hoá Myanmar, vừa là một sản phẩm thương mại vừa có ảnh hướng thu hút khách du lịch đến nơi đây.
Lụa tơ sen chỉ được dệt ở lang In Paw Khon nằm trên hồ Inle, Myanmar. Là một ngồi làng độc đáo với những ngôi nhà sàn ở trên hồ và bông sen đầy ắp phái dưới trụ nhà.
Quy trình sản xuất
Việc cho ra một sản phẩm từ lụa hoa sen đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công trong quy trình sản xuất và thu gom nguyên liệu. Một chiếc khăn dài 1,5 – 2m thì phải cần dùng đến khoảng 4000 – 5000 cuống sen. Cho thấy sự vất vả và tốn nhiều công sức để cho ra một sản phẩm.
+ Lấy cuống sen: Khi thu hoạch sen ta chỉ lấy được phần cuống để làm sợi tơ, cả phần hoa phần lá dường như không có tác dụng để sản xuất vải tơ sen.
+ Rút sợi tơ sen: Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi sự tỉ mỉ và lành nghề. Mỗi người thợ chỉ rút được 200 – 300 cuống sen mỗi ngày.
+ Công đoạn dệt vải: Trong quy trình dệt vải luôn phải giữ cho sợi tơ ẩm để giữ mát và có độ dai hơn. Một tấm vải dệt có chiều rộng khoảng 60cm.
+ Nhuộm vải: Đây là công đoạn cuối cùng cho ra một tấm vải xa xỉ đắt đỏ. Đặc biệt, màu nhuộm phải là màu tự nhiên tránh gây ô nhiễm môi trường.
7/ Len Cashmere – Chất vải xa xỉ đến từ Trung Á
Len Cashmere luôn được xem là vua của các loại vải về tất cả các lĩnh vực hay tiêu chí để đánh giá vải vóc. Nhưng Baby Cashmere mới là chất liệu vải dẫn đầu trong danh sách các chất vải xa xỉ bậc nhất thế giới.
Chất vải được sản xuất từ lông tơ của dê non Hircus, đặc biệt hơn trong vòng đời của mỗi con dê chỉ thu hoạch lông được đúng 1 lần. Mỗi lần thu hoạch chỉ mang về được khoảng ít hơn 50g sợi sau các bước sàng lọc khắt khe.
Thông thường vải len Cashmere có mức giá giao động khoảng từ 400.000 – 1.500.000/mét. Một mức giá mà không phải người tiêu dùng nào cũng có thể tiếp cận được. Cho thấy độ sang trọng và quý hiếm của chất vải xa xỉ này.
Lời kết
Vừa rồi Công ty Thu mua vải Nam Hải đã giới thiệu tới quý khách hàng Top 7 chất liệu vải quý hiếm và đắt đỏ trên thế giới hiện nay. Để biết thêm về rất nhiều loại vải đặc biệt khác hãy theo dỗi trang web của Nam Hải thường xuyên nhé! Chúng tôi luôn cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường.
Về Nam Hải, Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thu mua vải tồn kho, thanh lý vải cây các công ty may mặc số lượng lớn toàn quốc. Với kinh nghiệm là nhà tiên phong trong lĩnh vực thu mua vải tồn kho, Nam Hải luôn cố gắng mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt